Tìm kiếm

Dựng phim luôn là công đoạn quan trọng góp phần hoàn thiện một sản phẩm video. Đây cũng là công đoạn khó khăn đòi hỏi sự đầu tư và tính tỉ tỉ. Nếu muốn tất cả cảnh phim “mượt” hơn trong mắt người xem thì chắc chắn bạn cần phải nắm rõ về những kỹ thuật trong cách dựng phim.

I. Tìm hiểu về dựng phim

1. Dựng phim là gì?

cach-dung-phim

Chúng ta có thể xem dựng phim là hành động xử lý hậu kỳ, sử dụng công nghệ để liên kết các cảnh quay. Vì hầu hết các cảnh phim đều không có sự liên kết theo thứ tự trong quá trình quay. Do đó, nếu muốn có một sản phẩm hoàn chỉnh, nhất quán về mặt nội dung thì bắt buộc phải tiến hành quá trình cắt ghép. Đây chính là dựng phim. Nó được coi là công việc cuối cùng trong việc sản xuất video.

2. Sự phát triển của các hình thức dựng phim

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các hình thức dựng phim cũng được phát triển hơn.

2.1. Dựng phim tuyến tính

Linear là tên gọi khác của dựng phim tuyến tính. Đây là hình thức cổ điển, được sử dụng rộng rãi trước khi có sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ hiện đại. Đầu thu VCR là công cụ chính của cách dựng phim này. Nó thực hiện nhiệm vụ chắt lọc những hình ảnh chất lượng nhất.

Để tiến hành dựng phim phi tuyến tính thì phải cần đến hai đầu thu VCR để chứa băng thô và băng trắng. Hai đầu được đồng bộ và chạy song song cùng nhau để chắt lọc những đoạn phim muốn lấy bằng các dây cáp tín hiệu.

2.2. Dựng phim phi tuyến tính

cach-dung-phim

Đây là hình thức dựng phim đã được cải tiến hiện đại hơn. Người dựng phim có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như thẻ nhớ, HDD,… để lưu trữ video, thay vì sử dụng băng như trước. Các tín hiệu video sẽ được chuyển tải vào máy tính thông qua phần mềm riêng. Sau đó, một bảo sao sẽ được tạo tự động. Người dựng phim có thể tự do chỉnh sửa, chắt lọc theo ý của mình.

So với cách dựng phim tuyến thì thì hình thức dựng phim phi tuyến được đánh giá là phiên bản nâng cấp. Nó làm cho hình ảnh và âm thanh chất lượng hơn và tiết kiệm thời gian, công sức hơn.

II. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi dựng phim

cach-dung-phim

Cách dựng phim, cách dựng video được thực hiện không dựa trên sở thích, quan điểm của người dựng. Đó phải là một quá trình hoàn thiện dựa trên những nguyên tắc chung.

  • Dựng thô: Đây là công việc đầu tiên cần phải làm trước khi tiến hành làm hậu kỳ. Dựng thử để loại bỏ các chi tiết thừa, sắp xếp lộ trình hình ảnh để. Từ đó, đánh giá hiệu quả tốt hơn trước khi đi vào dựng chi tiết.
  • Logic, hấp dẫn: Sự sắp xếp hình ảnh trong video phải đảm bảo được tính logic, cắt ghép theo một nội dung nhất định. Như vậy, người xem mới hiểu được thông điệp truyền tải và cảm thấy hấp dẫn hơn.
  • Đảm bảo tính chân thực: Khi lên phim, một số thông tin sẽ được phóng đại nhằm thu hút người xem. Tuy nhiên, trong quá trình dựng nếu phóng đại quá nhiều sẽ dễ khiến người xem đặt dấu hỏi về tính chân thực. Do đó, mọi sự cường điệu đều phải dựa trên sự thật có sẵn.

III. Một số kiểu dựng phim phổ biến

cach-dung-phim

Tùy thuộc vào mục đích và những yêu cầu về nội dung mà trong cách dựng phim sẽ có những kiểu dựng riêng.

  • Kiểu câu chuyện: Mọi cảnh quay được cắt ghép đều dựa trên diễn biến hành động của nhân vật. Tất cả đều được sắp xếp theo một trình tự nhất định cho người xem dễ theo dõi.
  • Kiểu phân tích: Đây là kiểu dựng dựa trên sự liên hệ chặt chẽ giữa các mối quan hệ (nguyên nhân – kết quả, điều kiện – mục đích,…)
  • Kiểu tương phản: tạo nên sự đối lập giữa các chi tiết để làm nổi bật nội dung chính.
  • Kiểu song song: Nhiều hành động sẽ được diễn ra cùng lúc trên những bối cảnh khác nhau.
  • Kiểu tư duy: Kiểu dựng này thiên về khái niệm, đưa ra định nghĩa nên chỉ hợp với một số nội dung nhất định. Do đó, nó cũng ít được sử dụng hơn.

IV. Quy trình dựng phim

Cách dựng phim được tiến hành theo quy trình cơ bản sau:

1. Tiền hậu kì

1.1. Lên ý tưởng

cach-dung-phim

Việc đầu tiên các nhà dựng phim cần làm chính là lên ý tưởng, lên kế hoạch chi tiết. Thông qua đó có thể xác định được mục tiêu chính, đối tượng hướng đến hay thông điệp truyền tải là gì.

1.2. Chọn lọc cảnh quay thô

Trong quá trình quay sẽ có những cảnh phải quay đi quay lại nhiều lần. Do đó, chúng ta phải tiến hành chọn lọc để tìm được những cảnh quay đẹp và phù hợp nhất. Công đoạn này giúp các thước phim có sự sắp xếp chặt chẽ, định hình bố cục tốt hơn. Đồng thời cũng giúp bạn bổ sung được các cảnh quay thiếu.

2. Hậu kỳ

2.1. Sắp xếp cảnh quay

Sau khi đã chọn lọc được các cảnh quay thô ưng ý, các bạn sẽ tiến hành bước tiếp theo là sắp xếp lại sao cho hợp lý. Sắp xếp theo đúng trình tự thời gian, đúng nội dung, ý tưởng đã thiết kế

2.2. Dựng thô

Đây được xem là công đoạn đầu trong cách dựng phim. Ở bước này, các bạn sẽ tiến hành dựng với các phần mềm hỗ trợ chuyên sâu. Với việc dựng thô, nhiệm vụ không chỉ dừng lại ở việc sắp xếp cảnh quay mà còn phải tạo dựng được lối dẫn dắt phù hợp với thông điệp mà nhà sản xuất yêu cầu.

Hậu kỳ là một phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình dựng phim. Trong bài viết Hậu kỳ là gì? Quá trình sản xuất hậu kỳ phim và top 4 công cụ tốt nhất sẽ giúp bạn có góc nhìn sâu rộng hơn về quy trình này.

3. Chỉnh sửa chi tiết

3.1. Loại bỏ cảnh thừa

cach-dung-phim

Các bạn cần phải thống nhất được bản dựng thô bằng việc cắt bỏ những cảnh quay thừa. Điều này sẽ giúp mạch phim được đẩy nhanh hơn, đúng thời lượng và không có chi tiết thừa. Sau khi xem lại nếu vẫn chưa ưng ý, các bạn vẫn có thể tiếp tục loại bỏ cảnh quay.

3.2. Chèn hiệu ứng

Có cắt bỏ thì cũng sẽ có những cảnh quay được thêm vào để tổng thể nội dung mạch lạc hơn. Chính vì thế, các bạn cần phải thêm vào hiệu ứng chuyển cảnh để tạo sự kết nối chặt chẽ, mượt mà hơn giữa các thước phim. Ngoài ra, các bạn cũng có thể thêm vào một số hiệu ứng khác liên quan đến hình ảnh, âm thanh,… tạo sự hấp dẫn, thu hút người xem.

3.3. Thêm âm thanh

Một quy trình cũng rất quan trọng trong cách dựng phim đó là chỉnh âm thanh. Trong giai đoạn này, các bạn sẽ tiến hành lọc âm . Tức là loại bỏ tiếng ồn và lọc tạp âm để làm nổi lời thoại trong video. Ngoài ra, bạn có thể thêm nhạc nền tương ứng với nội dung phim.

3.4. Chỉnh màu

cach-dung-phim

Đây là bước cuối cùng trong quá trình dựng phim. Để có những thước phim đẹp, rõ nét, màu sắc hài hòa thì chúng ta phải chỉnh sửa màu cho video. Các bạn phải thật tỉ mỉ và cẩn thận để chọn lựa ra được tông màu chủ đạo, đặc sắc xuyên suốt bộ phim.

3.5. Kết thúc chỉnh sửa

Sau khi đã hoàn tất các công đoạn chỉnh sửa , các bạn cần phải kiểm tra lại một lần nữa. Việc làm này sẽ giúp các bạn tránh được những sai sót trong quá trình dựng để chỉnh sửa kịp thời. Nếu tất cả mọi thứ đều chính xác thì các bạn mới bắt đầu xuất file.

4. Tiếp nhận ý kiến và hoàn thành

Các bạn cần phải gửi lại sản phẩm đã hoàn thành cho nhà sản xuất để nhận được sự đánh giá khách quan nhất. Từ đó, bạn sẽ biết được mình đang thiếu cái gì, cần phải điều chỉnh cái gì để phù hợp với nhu cầu của nhà sản xuất.

V. Một số kỹ thuật dựng phim cơ bản

Để nâng tầm chất lượng hình ảnh hay tạo sự độc đáo cho video trong cách dựng phim thì các bạn cần phải nắm rõ những kỹ thuật sau:

1. Standard Cut

cach-dung-phim

Đây là kỹ thuật dựng phim đơn giản nhất. Bạn chỉ cần kết nối hai clip với nhau bằng cách đặt chúng cạnh nhau. Cụ thể là các bạn sẽ đặt hình ảnh cuối của clip này sang hình ảnh đầu của clip sau. Kiểu cắt cảnh này chỉ đơn thuần là sự tiếp nối của nhiều hành động khác nhau chứ không mang tính chất truyền tải ý nghĩa.

2. Jump Cut

Jump Cut hay còn được gọi là cảnh nhảy. Trong kỹ thuật này, các bạn chỉ cần lấy một video dài và cắt thành nhiều cảnh nhỏ. Hiệu ứng này sẽ khiến các chủ thể trong video có sự nhảy vọt về thời gian. Tiến trình của cảnh quay cũng được đẩy nhanh hơn tạo được ấn tượng mạnh mẽ với người xem.

3. Montage

Đây là kỹ thuật sử dụng một chuỗi các video để miêu tả sự phát triển hành động của nhân vật. Đó có thể là diễn biến tâm lý hoặc những biến cố xảy ra xoay quanh các nhân vật theo dòng chảy của thời gian.

4. Fade In/Out

cach-dung-phim

Kỹ thuật này làm cho các cảnh quay được chuyển tiếp mượt mà hơn theo thời gian. Các cảnh quay trước sẽ được làm mờ dần hoặc cắt bỏ để chuyển sang phân cảnh tiếp theo.

5. J cut và L Cut

Đây là những kỹ thuật liên quan đến âm thanh giữa các cảnh quay.

  • L cut: phần âm thanh sẽ được trộn lẫn. Tức là âm thanh của clip trước sẽ được lồng ghép vào đoạn đầu của clip sau.
  • J cut: các bạn sẽ được nghe trước âm thanh. Trước khi clip đầu kết thúc, chúng ta sẽ được nghe thấy âm thanh của clip sau.

6. Smash Cut

Dùng để tạo ra các cảnh phim mang tính đối lập. Ví dụ, nếu bạn muốn chuyển một cảnh vui nhộn, ồn ào sang một cảnh nhẹ nhàng hoặc muốn chuyển sang một câu chuyện khác thì bạn có thể sử dụng Smash cut.

7. Cutting on Action

cach-dung-phim

Với kỹ thuật này, nhiều góc quay sẽ được lồng ghép vào trong cùng một phân cảnh. Hành động của nhân vật sẽ được đa dạng hơn. Nhân vật vẫn đang hoạt động trong cùng một địa điểm, một phân cảnh nhưng dưới nhiều góc độ khác nhau.

8. Cross Dissolve

Kỹ thuật này có thể được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau. Cross Dissolve được dùng để diễn tả dòng chảy của thời gian, sự chồng lớp để người xem theo dõi được nhiều nội dung khác nhau. Ngoài ra, Cross Dissolve còn là sự kết hợp của nhiều thước phim cùng lúc nhưng khác nhau về thời điểm quay.

 VI. Các phần mềm dựng phim hiệu quả nhất

Để cách dựng phim trở nên đơn giản và hiệu quả hơn thì chắc chắn không thể bỏ qua các phần mềm chỉnh sửa chuyên nghiệp.

1. Proshow Producer

Nếu ai đang muốn tìm một phần mềm đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được những yêu cầu cơ bản trong dựng phim thì không thể bỏ qua Proshow Producer. Phần mềm này chủ yếu sử kỹ thuật chuyển cảnh giữa các hình ảnh để tạo thành video (dạng trình chiếu slide). Tuy nhiên, Proshow Producer cũng cho phép bạn tạo ra nhiều hiệu ứng riêng độc đáo ngoài những thứ có sẵn để video thêm sinh động hơn.

2. Adobe Premiere

cach-dung-phim

Đây là phần mềm được rất nhiều nhà dựng phim chuyên nghiệp sử dụng. Adobe Premiere mang đến cho người dùng những trải nghiệm chuyên sâu trong kỹ thuật chỉnh sửa video. Các tính năng nổi bật có thể kể đến như:

  • Chỉnh sửa âm thanh trực tiếp trong phần mềm
  • Thiết kế phụ đề, làm intro, after credit, thêm logo,…
  • Làm việc được với mọi hệ điều hành phổ biến
  • Giao diện thân thiện với người dung
  • Kho hiệu ứng da dạng, được thiết kế sẵn phù hợp với nhiều mục đích sử dụng

3. Adobe After Effects

Là một phần mềm chỉnh sửa video chuyên sâu cùng nhà với Adobe Premiere nên các tính năng của Adobe After Effects cũng gần giống với Premiere. Tuy nhiên, After Effect có độ khó cao hơn và đòi hỏi người dùng có nhiều kỹ năng chuyên nghiệp hơn. Vì phần mềm này vượt trội về khả năng chuyển cảnh mượt mà, chuyên sâu về đồ họa, các kỹ xảo cũng phức tạp hơn.

Để cách dựng phim đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như có thể khiến khán giả chú ý đến sản phẩm của mình thì cần vận dụng rất nhiều yếu tố. Từ kỹ năng đến kỹ thuật, hay sự tỉ mỉ trong quá trình dựng đều phải hết sức lưu ý thì mới tạo ra được những thước phim độc đáo.

Tìm hiểu thêm: Nâng cấp quay phim với 7 chuyển động quay độc đáo

Chat tư vấn viên

0936.414.195