Tìm kiếm

Quay phim luôn là công việc đòi hỏi phải vận dụng nhiều kỹ năng và kỹ thuật phức tạp. Để tạo ra những thước phim đẹp mắt về hình ảnh, hài hòa về nội dung thì những nhà quay phim cần phải nắm rõ các chuyển động quay để thay đổi linh hoạt góc quay và tạo sự hấp dẫn cho video.

I. Kỹ thuật quay phim cơ bản

1. Am hiểu về máy quay

cach-quay-phim

Am hiểu về những thông số cơ bản của camera cũng giúp bạn tạo nên những thước phim đẹp với hình ảnh rõ nét. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng nhiều máy quay thì cần phải đồng bộ thông số của tất cả các máy. Bạn nên cài đặt về độ phân giải tiêu chuẩn là HD hoặc 4K. Nếu có thể thì nên sử dụng camera có cùng model.

2. Chọn góc máy phù hợp

Góc quay có tác động rất lớn tới chất lượng hình ảnh của video. Nó không chỉ quyết định sự xuất hiện của các chủ thể trong khung hình mà còn tác động đến cảm xúc và hướng cảm nhận hình ảnh của người xem. Một số góc quay cơ bản:

2.1. Góc ngang

Nếu bạn muốn quay cận cảnh để thu hút ánh nhìn trực diện của người xem thì góc máy ngang là một lựa chọn lý tưởng. Nó sẽ mang lại cảm giác chân thực nhất, khắc họa rõ ràng từng cử chỉ, hành động đang diễn ra.

2.2. Góc thấp

Góc máy này được sử dụng khá nhiều trong khi quá trình ghi hình. Nó thường được áp dụng với những cảnh quay gần hoặc để quay nhiều người trong một cùng một khung hình. Góc máy thấp góp phần làm nổi bật nhân vật hoặc nhấn mạnh một hành động.

2.3. Góc cao

Đây là góc máy thường được sử dụng để mô tả toàn cảnh, đưa đến cái nhìn bao quát nhất tới người xem. Góc máy cao tác động đến cảm xúc người xem nhanh nhất, mang đến cảm giác hồi hộp và kích tính. Do đó, nó thường được sử dụng với những cảnh quay đòi hỏi sự mạnh mẽ, nhịp diễn biến nhanh và dồn dập.

cach-quay-phim

Chưa dừng ở đó, bạn còn có thể nâng cấp cách quay phim của mình hơn nữa với 12 góc máy lý tưởng khi quay phim.

3. Tối ưu khung hình

Xác định khung hình là một kỹ năng cơ bản nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Việc lựa chọn được khung hình phù hợp góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh cho từng video. Tùy vào từng cảnh quay sẽ có những yêu cầu riêng về khung hình. Một số khung hình cơ bản:

3.1. Viễn cảnh

Được sử dụng để diễn tả một bối cảnh rộng, bao quát hết toàn bộ cảnh vật xung quanh. Vì tính chất quay toàn cảnh, nên những chủ thể xuất hiện trong khung hình không được làm rõ, làm nổi bật. Thậm chí, nó chỉ là những chấm nhỏ mà rất khó để nhìn thấy.

3.2. Toàn cảnh

cach-quay-phim

Cũng giống với viễn cảnh, khi quay toàn cảnh cũng bao quát được toàn bộ khung cảnh xung quanh. Tuy nhiên, quay toàn cảnh có cự ly gần hơn nên các chủ thể xuất hiện trong khung hình được làm nổi bật hơn. Người xem có thể theo dõi được mọi hoạt động, di chuyển của chủ thể đó.

3.3. Trung cảnh

Trung cảnh được chia thành hai loại là trung cảnh rộng và hẹp. Đối với trung cảnh rộng, các bạn sẽ quay đến quá nửa đầu gối của nhân vật. Trung cảnh hẹp thì chỉ lấy phần thân trên của nhân vật.

3.4. Cận cảnh

Cận cảnh cũng được chia làm hai loại. Nếu bạn chỉ quay từ phần đầu đến cổ của nhân vật thì đây là cận cảnh hẹp, còn cận cảnh rộng là quay từ phần ngực lên. Cận cảnh thường được sử dụng với mục đích là làm lảm nổi bật chủ thể trong khung hình.

3.5. Đặc tả

Cũng giống như cận cảnh, cách quay phim đặc tả cũng được sử dụng để làm nổi bật nhân vật nhưng với khung hình gần hơn. Mọi chi tiết, diễn biến tâm lý, hành động của nhân vật đều được khắc họa rõ nét.

II. Hướng dẫn quay phim với những chuyển động cơ bản

Chỉ với 7 chuyển động cơ bản, bạn đã có thể tạo ra những cảnh quay vô cùng độc đáo đảm bảo được cả chiều sâu và chiều rộng.

1. Chuyển động Zoom

cach-quay-phim

Đây là chuyển động được sử dụng nhiều nhất trong cách quay phim. Vì nó rất dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao. Thực chất đây cũng không hẳn là một chuyển động vì khi sử dụng Zoom, bạn không cần phải di chuyển máy quay mà chỉ cần thao tác với máy. Bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ trực tiếp trên máy quay để phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh.

Chuyển động zoom là cách nhanh nhất để thay đổi bố cục của cảnh quay và làm nổi bật được nhân vật, hành động được nhắc tới.

2. Lia ngang

Với chuyển này bạn cũng không cần phải di chuyển máy đến vị trí khác mà chỉ cần chuyển hướng máy quay từ trái sang phải hoặc ngược lại. Lia ngang thường được sử dụng trong trường hợp bạn muốn làm nổi bật không gian với độ sâu và độ rộng hoặc muốn diễn tả sự di chuyển của một vật thể theo phương ngang. Lia ngang là một chuyển động lý tưởng để tạo ra bối cảnh tập trung vào một không gian rộng lớn.

3. Lia đứng

Cũng giống như lia ngang, lia đứng cũng cố định máy quay bằng tripod và chỉ điều chỉnh hướng của camera. Nó là hành động dịch chuyển camera theo chiều thẳng từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Thông thường, nếu bạn muốn làm nổi bật nhân vật với phong thái uy phong, mạnh mẽ thì có thể sử dụng kỹ thuật quay video này. Ngoài ra, chuyển động lia đứng thường được sử dụng để mô tả các công trình, địa hình cao lớn.

4. Chuyển động Dolly

cach-quay-phim

Khi sử dụng chuyển động dolly, máy quay sẽ được đặt trên một số thiết bị hỗ trợ di chuyển (đường ray, xe kéo,…) để chuyển động máy tiến về phía trước hoặc phía sau. Chuyển động dolly được sử dụng trong cách quay phim góp phần tạo nên sự tò mò cho người xem. Vì đôi khi chuyển động dolly chính là cách truyền tải những ẩn ý, những bí mật của nhân vật thông qua hình ảnh chứ không phải lời nói.

5. Chuyển động Truck

Chuyển động này được thực hiện ngay trong không gian thực với khoảng cách ngắn (có thể kiểm soát được). Để thực hiện được kỹ thuật Truck, bạn phải cần đến sự hỗ trợ của đường ray để di chuyển dễ dàng hơn và giữ cho máy quay luôn định. Bạn sẽ điều khiển máy quay đi sang trái hoặc sang phải để mô tả chi tiết chuyển động của chủ thể trong cảnh quay.

6. Chuyển động Pedestal

cach-quay-phim

Với chuyển động Pedestal các bạn sẽ phải điều chỉnh trực tiếp bệ đỡ của máy quay để thay đổi góc máy và độ cao của các cảnh quay. Camera được di chuyển lên cao hoặc xuống thấp trong không gian thực để ghi lại một cách chi tiết diễn biến, hành động đang xảy ra.

7. Điều chỉnh tiêu cự

Điều chỉnh tiêu cự là sự thay đổi từ một hình ảnh mờ chuyển sang rõ nét hơn hoặc ngược lại. Đây chuyển động hiệu quả trong việc điều hướng sự chú ý của người xem sang một cảnh quay hay một nhân vật, chủ đề khác. Nó mang đến sự chuyển đổi nhịp nhàng, nhẹ nhàng  không bị bất ngờ hoặc quá đột ngột, tạo cảm giác thoải mái cho người xem.

III. Các lỗi thường gặp khi quay phim

1. Chủ thể luôn được đặt ở khung hình trung tâm

cach-quay-phim

Rất nhiều người thường nghĩ rằng nhân vật chính phải luôn được xuất hiện ở vị trí trung tâm của khung hình. Nhưng đây không phải là một quan niệm đúng đắn. Vì nếu chỉ tập trung vào nhân vật chính thì khung hình sẽ trở nên nhàm chán, không có sự kết nối và thiếu tính tương tác với khung cảnh, vật thể xung quanh.

2. Sử dụng quá nhiều tính năng Zoom

Zoom là tính năng hỗ trợ kỹ thuật quay phim của camera. Mặc dù nó tạo ra sự khác biệt cho các quay nhưng bạn cũng không nên lạm dụng tính năng này. Vì bạn chỉ cần di chuyển 1mm thì hình ảnh của bạn đã bị dịch chuyển tới 0,5m.

Nếu bạn không sử dụng các dụng cụ cố định máy thì khung hình dễ bị rung. Khi sử dụng chân máy độ rung giảm nhưng hình ảnh dễ bị vỡ nét. Do đó, nếu bạn muốn sử dụng tính năng Zoom bạn hãy đi chuyển lại gần chủ thể thay vì thao tác trực tiếp trên máy quay.

3. Chỉ dùng một góc quay duy nhất

cach-quay-phim

Có rất nhiều người lo sợ về chất lượng hình ảnh khi di chuyển máy quay nên thường đưa ra lựa chọn an toàn là đặt máy tại một vị trí duy nhất. Tuy nhiên, cách quay phim này không những không đem lại chất lượng hình ảnh tốt mà còn khiến khán giả cảm thấy nhàm chán.

Hãy nhớ rằng góc quay chính là yếu tố quyết định đến sự tiếp nhận hình ảnh của khán giả. Do đó, các bạn hãy bước ra khỏi vùng an toàn để khai phá thêm nhiều góc quay độc đáo, mới lạ hơn.

4. Thường xuyên lia máy quay

Quét toàn cảnh là cách quay rất cần thiết giúp khán giả có cái nhìn tổng thể, bao quát được toàn bộ khung cảnh. Nhưng nếu bạn lạm dụng, lia máy quá nhiều dễ làm cho tổng thể các cảnh quay bị dời dạc, không có sự liên kết. Người xem cũng khó nhận biết được nội dung chính của video là gì.

5. Chia nhỏ shot quay

Một lưu ý quan trọng trong cách quay phim chính là bạn không nên chia nhỏ các cảnh quay với thời lượng chỉ khoảng 2-3s. Nếu không có yêu cầu gì đặc biệt thì bạn hãy cố gắng quay liền mạch theo từng nội dung nhất định. Điều này sẽ giúp công đoạn dựng phim đỡ vất vả hơn cũng như đảo bảo đúng trọng tâm, nội dung muốn truyền tải.

6. Ánh sáng gắt

cach-quay-phim

Những cảnh quay có đầy đủ ánh sáng luôn có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nếu ánh sáng quá chói sẽ phá hỏng các cảnh quay của bạn. Ví dụ, nếu khung cảnh xung quanh có ánh sáng quá chói thì nhân vật sẽ bị tối, không được nổi bật. Chính vì thế, bạn cần lưu ý căn góc và chọn thời điểm quay phù hợp để tận dụng tối đa hiệu quả của ánh sáng.

IV. Một số bí kíp quay phim đẹp

1. Giữ chắc máy

Đây là nguyên tắc hàng đầu khi nói đến cách quay phim đẹp. Bạn phải cầm máy thật chắc chắn để giữ nguyên khung hình cũng như đảm bảo chất lượng hình ảnh của từng cảnh quay (không bị rung,vỡ nét,…). Bạn cũng cần chú ý đến tư thế cầm máy. Chân dang rộng bằng vai để giữ thăng bằng và cầm máy bằng cả hai tay. Nên cầm máy đứng khi quay

2. Chọn kiểu quay phù hợp khi cầm máy trên tay

Khi cầm máy trên tay, bạn có thể thay đổi linh hoạt theo 4 góc quay khác nhau. Một là quay trước mặt mặt (quay vừa tầm mắt), hai là quay thẳng vào đối tượng (theo chiều ngang). Hai là quay từ đầu gối đến eo. Cuối cùng là bạn có thể quay từ trên cao xuống.

3. Căn chỉnh góc quay khi sử dụng chân máy

Khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cố định máy thì góc quay sẽ được đa dạng. Do đó, bạn cần phải điều chỉnh tọa độ, căn chỉnh vị trí đặt máy sao cho phù hợp với kích thước của nhân vật.

4. Không tham quá nhiều chi tiết

Không phải cái gì nhiều cũng tốt. Bạn không nên quay tất cả mọi thứ xuất hiện trong tầm nhìn của ống kính. Việc tham qua nhiều chi tiết sẽ làm cho khung hình của bạn bị rối, người xem sẽ khó xác định được đâu là chủ thể chính. Thay vào đó, các bạn hãy tập trung làm nổi bật nhân vật chính và chỉ nên thêm vào một vài chi tiết nhỏ để cảnh quay thú vị hơn.

5. Cách quay đối tượng đang di chuyển

cach-quay-phim

Nếu đối tượng đang di chuyển chéo hoặc vuông góc với camera thì bạn nên đặt đối tượng sát cạnh trái hoặc phải, tránh đặt chính giữa khung hình. Ngược lại, nếu hướng di chuyển của đối tượng tiến thẳng về phía máy quay thì bạn hãy đặt đối tượng ở chính giữa.

6. Điều chỉnh khung hình

Đối với những cảnh quay toàn cảnh, nếu bạn muốn mô tả độ sâu, rộng của cảnh vật thì nên chia tỉ lệ khung hình là ⅔ ( đường chân trời chiếm phần lớn khung hình).

Bạn có thể tự do sáng tạo những thước phim của riêng mình nhưng phải dựa trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc và tránh những lỗi sai cơ bản trong cách quay phim. Ngoài ra, bạn cũng nên nắm rõ những chuyển động quay cơ bản để tạo nên những thước phim đẹp mắt và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Đã hiểu về cách quay phim, tiếp đến  Hướng dẫn cách dựng phim cơ bản. Quy trình và những công cụ hỗ trợ dựng tốt nhất là thứ bạn cần để bộ phim của mình trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.
Hướng dẫn cơ bản dựng phim. Quy trình và các công cụ hỗ trợ tốt nhất
Chat tư vấn viên

0936.414.195