Tìm kiếm

Quá trình hoàn thiện một video đòi hỏi rất nhiều yếu tố và kiến thức chuyên môn. Một trong những kỹ năng cần có đó chính là cách căn góc quay. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh và công đoạn hậu kỳ sau này. Do đó, nếu bạn muốn tạo sự đột phá về hình ảnh thì cần phải hiểu rõ về 12 góc máy cơ bản trong quay phim. 

I. Vai trò của góc quay

goc-may

Góc máy chính là một yếu tố quan trọng về kỹ thuật quay phim. Một góc quay đẹp phải đảm bảo những yêu cầu về chiều sâu, chiều rộng, chiều dài của từng cảnh quay. Đây cũng là yếu tố quyết định sự có mặt của từng nhân vật, hành động diễn ra trong một khung hình. 

Trong quá trình quay, việc lựa chọn góc sẽ tác động trực tiếp tới diễn biến, nội dung cũng như tính thẩm mỹ của video. Thông qua những hình ảnh được thể hiện qua từng góc máy, người xem sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung, giá trị nhà sản xuất muốn truyền tải. 

Do đó, việc lựa chọn được góc quay đẹp không những mang đến sự ưu việt về hình ảnh mà còn góp phần giảm bớt khó khăn trong công đoạn hậu kỳ. Nếu bạn chọn sai thì đồng nghĩa với việc bạn đã làm sai kỹ thuật, tạo ra những khung hình chết và nội dung không có sự mạch lạc, trọn vẹn.

II. Các góc quay phim cơ bản

Thực tế, trong quá trình quay phim, các góc quay không phải được thiết lập từ trước mà nó được hình thành bởi vị trí đặt máy và sự thay đổi của bối cảnh. Tuy nhiên, các bạn có thể sử dụng một số góc máy cơ bản sau cho các cảnh quay của mình:

1. Góc máy cao

goc-may

Đây là góc máy thường được sử dụng để mô tả toàn cảnh, đưa đến cái nhìn bao quát nhất tới người xem. Mọi sự vật, hoạt động được đặt trong không gian rộng lớn, tạo nên một khung cảnh hoành tráng. Nó tác động đến cảm xúc người xem nhanh nhất, mang đến cảm giác hồi hộp và kích tính. Do đó, nó thường được sử dụng với những cảnh quay đòi hỏi sự mạnh mẽ, nhịp diễn biến nhanh và dồn dập.

2. Góc máy thấp

Góc máy này được sử dụng khá nhiều trong quá trình ghi hình. Nó thường được áp dụng với những cảnh quay gần hoặc để quay nhiều người trong một cùng một khung hình. Góc máy thấp góp phần làm nổi bật nhân vật hoặc nhấn mạnh một hành động. Đôi khi nó còn tạo được sự liên kết giữa người xem với các tình huống đang diễn ra trong video.

goc-may

3. Góc máy ngang

goc-may

Nếu bạn muốn quay cận cảnh để thu hút ánh nhìn trực diện của người xem thì góc máy ngang là một lựa chọn lý tưởng. Nó sẽ mang lại cảm giác chân thực nhất, khắc họa rõ ràng từng cử chỉ, hành động đang diễn ra. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên sử dụng góc máy ngang cho những cảnh quay nhẹ nhàng, nhịp phim chậm rãi vì nó không tạo được cảm giác kịch tính và gay cấn.

4. Góc từ xa đến gần

Góc máy này là sự tổng hợp của 3 góc quay cơ bản là góc máy ngang, góc cao và góc thấp. Tùy vào yêu cầu và nội dung của từng cảnh quay, bạn có thể lựa chọn quay từ trên xuống hoặc quay ngang để làm nổi bật chủ thể. Với góc quay này thì bạn chỉ cần sử dụng đối với những cảnh quay yêu cầu tạo sự kịch tích, cao trào.

5. Góc máy ngang hông

goc-may

Đây là góc quay khá đơn giản vì chỉ cần quay ngang phần hông của nhân vật. Và cách quay cũng rất đơn giản. Bạn không phải cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ quay phim mà chỉ cần thao tác trực tiếp, điều chỉnh chế độ trên máy quay.

6. Góc ngang đầu gối

Với góc quay này bạn sẽ đặt nhân vật trong một khung cảnh rộng lớn (đường phố, rừng núi,…) và chỉ quay ngang đầu gối. Bằng việc che đi toàn bộ phần trên của nhân vật sẽ mang đến sự bí ẩn, tạo cảm giác tò mò. Người xem sẽ muốn khám phá toàn bộ nội dung để biết được nhân vật là ai, sẽ thực hiện những hành động gì.

7. Góc ngang vai

goc-may

Nếu bạn chỉ mô tả một cuộc hội thoại đơn giản thì nên sử dụng góc quay ngang vai, chỉ lấy phần thân trên. Vì góc quay này tạo được sự gắn kết, mang đến cảm giác thân mật giữa các nhân vật và khiến người xem tập trung vào đoạn hội thoại đang diễn ra hơn. 

8. Góc nghiêng

Góc quay nghiêng thường được sử dụng với mục đích để tạo điểm nhấn. Nó được coi như một hiệu ứng được thêm vào để đẩy nhanh diễn biến hoặc diễn tả một sự đảo lộn bất thường. 

9. Góc sát mặt sàn

goc-may

Thông thường, góc quay này hay được sử dụng để làm nổi bật những chi tiết dưới mặt sàn. Khi quay, các bạn có zoom sát vào mặt sàn để khắc họa rõ nét những vật thể ở bên dưới. Đây cũng là góc quay khá đơn giản và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp.

10. góc ngang tầm mắt

Đây cũng là góc quay để làm nổi bật chủ thể trong cảnh quay. Vì nó được đặt ngang tầm mắt nhân vật  để lấy nét rõ nhất cũng như tạo được cảm giác tự nhiên.

11. Góc trên không

goc-may

Đối với những góc trên không thì trong quá trình quay phải cần đến sự hỗ trợ của rất nhiều thiết bị quay hiện đại và chắc chắn. Vì máy quay sẽ được đặt ở trên không để có thể bao quát được toàn bộ khung cảnh. Chính vì thế, góc trên không thường được sử dụng để quay các quang cảnh rộng lớn như biển, núi, sông,…

12. Góc trên cao

Cũng giống với góc trên không, góc trên cao cũng được sử dụng để khắc họa sự hùng vĩ mang đến cái nhìn tổng thể cho người xem về một công trình kiến trúc hoặc một danh lam thắng cảnh nào đó. Với góc quay này, các vật thể xung quanh không được làm rõ nét mà trông sẽ mờ nhạt. 

III. Những lưu ý quan trọng khi tiến hành ghi hình

Để phát huy tối đa vai trò của góc máy, các bạn cũng cần phải chú ý đến những yếu tố bổ trợ khác.

1. Bố cục

Bố cục là sự tổng hợp của các yếu tố như nhân vật, ánh sáng, màu sắc, mảng khối,…trong cùng một khung hình. Cách bố trí bố cục trong quá trình quay phim cần phải tuân theo 3 quy tắc:

1.1. Quy tắc đường chân trời

goc-may

Đường chân trời được hiểu đơn giản là giao điểm giữa của mặt đất với bầu trời khi tầm nhìn của chúng ta hướng ra xa. Quy tắc đường chân trời trong quay phim được thể hiện như sau:

  • Luôn song song với hai cạnh của khung hình (cạnh trên và cạnh dưới). Không được để đường chân trời đi xiên hoặc chéo với khung hình. 
  • Đường chân trời nên ở dưới khung hình khi muốn miêu tả độ sâu của bầu trời
  • Đường chân trời nên chiếm 1/2 khung hình bên trên nếu muốn miêu tả độ rộng của mặt đất. 
  • Khuôn hình giữa luôn là điểm cấm đặt đường chân trời

1.2. Quy tắc 1/3

goc-may

Hầu hết các máy quay đều được thiết lập một bộ lưới tự chia khung hình thành 4 ô vuông bằng nhau và 2 đường thẳng dọc, ngang. Với hình thức chia lưới này, những người quay phim thường áp dụng quy tắc ⅓ để sắp xếp bố cục hình ảnh hợp lý nhất. 

Theo quy tắc này, phần trọng tâm của khung hình chính là 4 điểm giao của 2 đường thẳng ngang và dọc. Do đó, các bạn cần đặt chủ thế chính trên các điểm giao này để làm nổi bật nội dung cảnh quay cũng như thu hút điểm nhìn của người xem tốt hơn

1.3. Quy tắc hướng nhìn

Hướng nhìn ở đây không phải là hướng nhìn của người xem mà là của chủ thể xuất hiện trong cảnh quay. Áp dụng theo quy tắc này thì hướng nhìn của nhân vật luôn phải hướng về phía trước (nơi có nhiều khoảng trống) khung hình. Điều này góp phần tạo chiều sâu cho nhân vật, người xem sẽ hình dung được nhân vật đang đi lên phía trước rộng lớn hơn. 

2. Quy tắc không gian

Không gian cũng là một yếu tố rất quan trọng. Quy tắc không gian được chia thành 3 loại:

2.1. Không gian thở

Là khoảng cách giữa phần trên đầu với mép trên của màn hình. Khi quay hình, các bạn nên tránh đặt nhân vật chạm đến mép của khung hình làm tổng thể cảnh quay bị chật hẹp. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên tạo khoảng cách quá lớn vì không làm nổi bật được chủ thể. 

Cỡ cảnh là yếu tố quyết định đến sự thay đổi của không gian thở. Cỡ cảnh càng lớn thì không gian thở càng nhiều và giao động trong khoảng 1/10 đến ⅛ chiều dọc khuôn hình.

2.2. Không gian nhìn

Các bạn phải đảm bảo khoảng nhìn của màn hình phải lớn hơn phía sau (trừ trường hợp nhìn trực tiếp vào máy ghi hình). Vì nếu không tuân thủ theo quy tắc này sẽ tạo ra sự mất cân đối. Nếu chủ thể trong khung hình càng nghiêng thì khoảng nhìn phải rộng thì mới đảm bảo được độ cân bằng. 

2.3. Không gian di chuyển

goc-may

Vị trí di chuyển trên màn hình của nhân vật phải lớn hơn không gian phía sau. Nếu chủ thể di chuyển theo chiều ngang thì phải rất cẩn trọng trong việc lấy khung hình để đảm bảo được cả không gian thở và không gian nhìn được hài hòa nhất. 

3. Các động tác máy

Động tác máy là một kỹ thuật quay phim đòi hỏi sự khéo léo và kỹ năng sắp xếp bố cục hình ảnh tốt. Tùy thuộc vào nội dung muốn truyền tải cũng như ý đồ của người quay sẽ có những thao tác máy khác nhau. Một số động tác máy phổ biến:

  • Pan Left/Right: góc máy được di chuyển theo chiều ngang
  • Tilt up/ Down: Góc quay di chuyển theo chiều từ trên xuống hoặc từ dưới lên 
  • Zoom: Góc quay được phóng to, thường được sử dụng để làm nổi bật nhân vật, hành động,…

Để sản xuất ra một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu về âm thanh, nội dung và hình ảnh của người xem thì đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Những nhà quay phim ngoài việc lựa chọn được góc máy đẹp còn phải vận dụng rất nhiều quy tắc, cũng như những kỹ năng quay dựng khác mới tạo ra được những thước phim độc đáo và đẹp mắt.

Chat tư vấn viên

0936.414.195