Tìm kiếm

Bạn mới đặt chân vào ngành quảng cáo? Bạn muốn tìm hiểu về ngành này, muốn trở thành một nhà quảng cáo chuyên nghiệp? Hay đơn giản hơn bạn chỉ muốn thông qua quảng cáo để gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu, truyền thông cho sản phẩm/dịch vụ của mình.

Dù là với lý do gì đi chăng nữa thì khi bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực nào, điều đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu về chúng từ những thuật ngữ hay được sử dụng.

Vậy, trong sản xuất phim quảng cáo, những thuật ngữ nào bạn không thể không biết?

Những thuật ngữ thường sử dụng trong sản xuất phim quảng cáo

phim-quang-cao

Client là gì?

Client: Khách hàng đặt quảng cáo.

Agency: công ty thực hiện các dịch vụ quảng cáo theo đơn đặt hàng.

Production House: Công ty sản xuất phim quảng cáo và các dịch vụ khác có liên quan theo đơn đặt hàng. Đôi khi client làm việc trực tiếp với Production House từ lên kịch bản đến sản xuất và hoàn thiện TVC. Đôi khi chỉ là chuyển lời thoại (lời bình) từ ngôn ngữ bất kỳ sang ngôn ngữ Việt. ( Adaptation )

Producer: Nhà sản xuất. Người này là đại diện của Production House làm việc với Agency và Client. Họ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối đơn vị sản xuất với khách hàng và tạo nên những sản phẩm cuối cùng.

Director: Đạo diễn. Họ là những người nắm quyền lớn nhất khi ở phim trường và cũng là người chịu trách nhiệm quan trọng cho chất lượng của từng cảnh quay.

phim-quang-cao

Hình ảnh đạo điễn – người quyền lực nhất phim trường

Director Treatment: Xử lý góc máy của đạo diễn. Từ kịch bản của Agency, Director sẽ gia tăng góc máy quay sao cho đẹp và hiệu quả nhất. Công việc này phải được sự chấp thuận của Creative Director và Client trước khi tiến hành quay phim.

Director Reel: Các tác phẩm của Director do Production House giới thiệu để Agency và Client chọn ai bỏ ai đạo diễn cho TVC.

Director of Photography (DOP)/ Cameraman: Người chuyển tải ý tưởng trên giấy của agency và sự chỉ đạo của Director thành những thước phim đầy nghệ thuật, đậm cá tính.

Art Director/ Set Designer: Người chỉ đạo mỹ thuật và dựng cảnh cho phim. Những thước phim có trở nên đẹp đẽ không, những ngôi nhà hoang có thể thành lâu đài tráng lệ hay không chính là nhờ bàn tay phép thuật của những người này.

Music Composer-Sound Engineer-Sound Designer: Người soạn nhạc cho phim.

Hair, Make-up: Những người trang điểm, tạo kiểu tóc cho diễn viên

Talent/ Extra Talent/ Background Talent: Diễn viên chính/ phụ/ quần chúng. 

Voice Talent: Người lồng tiếng. 

Target Audience: Đối tượng của phim quảng cáo hay bạn xem đài.

Concept: Ý tưởng chủ đạo. Một concept có thể phát triển ra hàng triệu triệu kịch bản khác nhau. Ví dụ như “Chỉ có thể là Heineken” hết năm này qua năm khác.

Storyboard: Kịch bản quảng cáo được phác họa thành hình vẽ, miêu tả chi tiết cho từng cảnh quay. Kịch bản quảng cáo càng chi tiết thì khi tiến hành quay càng nhanh chóng đạt được hiệu quả cao.

Shooting Board: Là bản phát triển chi tiết đến từng giây của Storyboard. Đây là phần việc của Director. (Trong Storyboard thứ tự các cảnh là 1-2-3-4-5-6-7-8-9, thì ở Shooting Board, các cảnh có thể thay đổi 2-4-6-3-5-7… Phải quay cho hết cảnh trên bờ rồi mới chuyển camera xuống ruộng.)

Location: Địa điểm quay. Tùy vào chi phí đầu tư và yêu cầu của Client cũng như tính chất của video mà địa điểm quay sẽ được quyết định. Đó có thể là trên núi, dưới biển,….

Casting: Công tác tuyển chọn diễn viên.

Pre/ Post/ Production: Tiền kỳ/ Hậu kỳ. Giải thích lòng thòng nhễu nhão đôi khi không bằng ví von. Là đi chợ và trang trí (không nấu) món ăn TVC.

Production: Là quá trình sản xuất, dựng cảnh, tuyển chọn diễn viên,… để đưa ra sản phẩm cuối cùng

Pre Production Meeting (PPM): Là cuộc họp giữa các client, agency, producer và director. Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.

SFX/ Sound Effects/ Special Effects: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng đặc biệt. Tiếng rao, tiếng rên, tiếng nổ và nhiều tiếng động linh tinh khác.

phim-quang-cao

Hình ảnh hoạt hình nhờ xử lý đồ họa máy tính

Computer Graphic Animation (CG): Xử lý đồ họa trên máy tính để tạo ra các hoạt cảnh hoặc các nhân vật hoạt hình, chữ chạy trên màn hình,….

Off-Line: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưng chưa xử lý nhiều, chỉ cắt ráp đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và client. Đây là giai đoạn xuất thô.

On-Line: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem phát sóng hay dự thi tranh giải. Đây là giai đoạn xuất tinh.

On-Air: TVC đang phát sóng hay đang chạy.

Off-Air: TVC ngừng phát sóng hay ngủ đông (có thể ngủ luôn).

Budget:Tổng số tiền Client phải chuẩn bị để chi cho TVC.

CÔNG TY TNHH FILMCITI VIỆT NAM
Địa chỉ: P604 – D2 – Tòa nhà 15-17 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0936.414.195
Email: contacts@filmciti.com.vn
Website: www.filmciti.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/filmcitivn/
Youtube: https://www.youtube.com/user/ADFilmStudio

Xem thêm:

Chat tư vấn viên

0936.414.195