Thể loại phim hoạt hình tuy rất nổi tiếng trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Các nhà sản xuất cũng ít khi lựa chọn làm phim hoạt hình. Chính vì thế mà những thông tin liên quan đến thể loại này đều rất mới mẻ. Để hiểu rõ hơn về quá trình để tạo nên một bộ phim hoạt hình, chúng ta cùng tìm hiểu về một số định nghĩa cơ bản như Background 2D là gì? Quy trình để tạo Background là gì?
I. Background 2D là gì?
1. 2D là gì
Trước khi tìm hiểu về Background 2D là gì, hãy tìm hiểu về 2D. Vậy 2D là gì? 2D là từ viết tắt của 2 Dimensional (2 chiều) – loại hình bao gồm các màu đơn sắc kết hợp với nhau theo các khối màu riêng biệt tạo nên hình ảnh hoàn chỉnh. Khác với 3D, 2D không thể hiện được về mặt chiều sâu của không gian mà chỉ thể hiện được qua chiều ngang và chiều cao. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp 2D được ưu tiên sử dụng hơn để tạo nên dấu ấn riêng biệt cho sản phẩm, đặc biệt là trong Background 2D.
2. Background 2D
Background 2D có thể được giải nghĩa đơn giản theo cách thuần Việt là “phông nền”. Khi sử dụng trong phim thì background được hiểu là bối cảnh. Trong mỗi bộ phim hoạt hình, các nhân vật sẽ được đặt trong khung cảnh có bầu trời, nhà cửa, núi sông,…Tất cả những hiện tượng này chính là bối cảnh.
II. Vai trò của background phim
Ngoài những yêu cầu về mặt nội dung thì chất lượng của background hoạt hình cũng rất quan trọng. Vì nó đem lại rất nhiều lợi ích cho bộ phim.
1. Nâng cao chất lượng hình ảnh
Hãy thử tưởng tượng một bộ phim chỉ có sự góp mặt của các nhân vật chính mà không có hình minh họa của các vật thể xung quanh sẽ như thế nào. Tổng thể bộ phim sẽ vô cùng đơn điệu và nhàm chán. Mọi hoạt động diễn ra không có sự liên kết, rời rạc. Chính vì thế, sự xuất hiện của background phim như một điểm sáng giúp bộ phim sinh động, thu hút hơn với những hình ảnh đặc sắc và vô cùng đa dạng.
2. Tác động đến cảm xúc của người xem
Hình ảnh luôn là yếu tố tác động đến cảm xúc người xem nhanh nhất. Bởi sự thay đổi màu sắc có ảnh hưởng lớn đến sự chuyển biến cảm xúc. Tùy vào từng màu sắc sẽ tượng trưng cho những cung bậc cảm xúc khác nhau. Do đó, sự đa dạng về sắc độ của background hoạt hình sẽ điều khiển người xem theo từng diễn biến, nhịp độ của bộ phim.
3. Truyền tải nội dung tốt hơn
Background phim cũng là công cụ hữu hiệu để truyền tải nội dung tới người xem. Nó như một hình ảnh minh họa giúp giải nghĩa thông điệp của phim tốt hơn. Đôi lúc người xem chưa hiểu được toàn bộ ý nghĩa phim thì nên quan sát thật kỹ phần background phía sau. Vì nó có thể là chìa khóa mở ra ý nghĩa, nội dung mà tác giả muốn truyền tải.
III. Background Artist là gì?
Background Artist chính là họa sĩ vẽ bối cảnh – là người hiện thực hóa những chi tiết, phong cảnh trong phim.
1. Nhiệm vụ của họa sĩ vẽ bối cảnh
Background artist sẽ sử dụng kỹ thuật số để thiết kế nền cho hoạt ảnh, phim, trò chơi điện tử hoặc các hình thức nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh khác. Họa sĩ phải đảo bảo làm được đầy đủ các công việc:
- Dựng không gian, bối cảnh dự kiến
- Sáng tạo các chi tiết tương ứng với nhân vật
- Thiết kế ánh sáng
- Hiện thực hóa bối cảnh
2. Kỹ năng cần có của họa sĩ bối cảnh
- Khả năng hội họa, tính thẩm mỹ cao: ví dụ như hiểu rõ về phối cảnh, nắm rõ các quy tắc về màu sắc,…
- Kỹ năng làm việc nhóm. Có thể phối hợp được với các phòng ban khác
- Có kiến thức về hoạt hình
- Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ vẽ background phim
IV. 5 bước tạo background hoạt hình đẹp
Background hoạt hình là tài nguyên cần thiết và vô cùng quan trọng của những nhà dựng phim. Trên thực tếcó rất nhiều mẫu Background hoạt hình có sẵn trên không gian Internet. Tuy nhiên đôi khi do các vấn đề về bản quyền, chi phí hay sự phù hợp khiến tính ứng dụng của các tài nguyên này bị giảm đi đáng kể.
Khi này, việc tự tạo background cho sản phẩm video của mình là giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất. Tạo background là quy trình dài đi từ vẽ thumbnail, phác thảo, đi nét tới đổ màu và thêm hiệu ứng. Để vẽ background cho một bộ bộ phim chuyên nghiệp, bạn cần thực hiện đúng theo quy trình 5 bước từ chia sẻ của các nhà làm phim hàng đầu:
1. Vẽ thumbnail
Thumbnail là một hình vẽ rất nhỏ (bằng móng tay) được tạo bằng các mảng màu lớn đơn sắc hoặc bằng cách vẽ các đường nét. Bằng việc vẽ thumbnail, các bạn có thể phác họa được tất cả những ý tưởng của mình. Sau đó, các bạn sẽ rút gọn chúng lại và lựa chọn ra một thumbnail phù hợp và đẹp nhất.
2. Sketch – Phác thảo
Sau khi đã có thumbnail, bạn sẽ tiến hành bước tiếp theo là vẽ phác thảo. Đầu tiên, bạn cần phóng to thumbnail theo khung hình chuẩn của bộ phim. Tỷ lệ khung hình lý tưởng là 16:9, pixel 1920×1080. Tiếp theo, bạn tiến hành vẽ phác thảo chi tiết khung cảnh. Sau đó, bạn hãy đặt nhân vật vào bối cảnh thumbnail đã có sẵn để cân chỉnh lại sao cho tổng thể khung hình được hài hòa nhất.
3. Đi nét (Outline)
Sau khi đã có bố cục tổng thể, chúng ta sẽ đi vào việc vẽ chi tiết. Việc đi nét sẽ giúp bức tranh được hoàn thiện hơn cũng như có thể thêm vào các chi tiết thiếu ở những công đoạn trước đó. Lưu ý, trong quá trình đi nét các bạn hãy làm thật tỉ mỉ, tránh tạo ra khoảng hở giữa các nét vẽ để những công đoạn tiếp theo được tiến hành thuận lợi hơn.
Yếu tố tiếp theo các bạn cũng cần phải chú ý đó chính là độ dày nét. Để tạo chiều sâu cho bức tranh, bạn hãy áp dụng quy luật về phối cảnh. Các vật thể gần nên vẽ nét đậm hơn các vật thể ở xa.
4. Đổ màu
Quy trình đổ màu sẽ được tiến hành theo 3 công đoạn:
4.1. Color key
Color key được hiểu là những tông màu chủ đạo của cảnh phim. Mỗi bộ phim đều. Trước khi tiến hành vẽ background 2D, họa sĩ là đạo diễn hình ảnh sẽ cùng nhau thảo luận để chưa ra bộ color key thích hợp nhất với nội dung phim. Để đưa ra được những tông màu phù hợp thì bản thân background artist cần phải nắm rõ những cung cảm xúc tương ứng với từng màu sắc. Từ đó, có thể sắp xếp dễ dàng các cảnh quay với từng color key hơn.
4.2. Đổ màu phẳng
Với đổ màu phẳng, các bạn có thể chọn màu đơn sắc hoặc sử dụng luôn bộ màu trong color key. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì cũng đều phải bám sát quy tắc gần xa để tạo điểm nhấn cho bối cảnh. Tức là các chi tiết ở gần thì nên đổ màu đậm hơn các chi tiết ở xa.
4.3. Lên màu chi tiết
Đây là công đoạn để các họa sĩ thể hiện tài năng phối màu của mình. Dựa trên bộ color key có sẵn, bạn có thể thêm vào các điểm màu cho bức tranh. Điều này góp phần tạo độ sáng tối hay tạo điểm nhấn cho những chi tiết quan trọng. Nếu bạn chưa có ý tưởng cụ thể thì nên tham khảo những background hoạt hình đẹp để học tập áp dụng vào tác phẩm của mình.
5. Thêm hiệu ứng
Hiệu ứng luôn là yếu tố quyết định tạo nên sự thu hút cho các sản phẩm nghệ thuật. Hiệu ứng ánh sáng luôn là lựa chọn hàng đầu để hoàn thiện background 2D vì nó giúp tổng thể bức tranh của bạn trở nên tươi sáng và rực rỡ hơn. Ngoài ra, bạn có thể thêm vào một số hiệu ứng khác như glow, blur,…
V. Một số phần mềm hỗ trợ vẽ background hoạt hình chuyên nghiệp
1. Adobe Photoshop
Vẽ Background là một công việc đòi hỏi sự ti mỉ và kỹ thuật cực cao. Tuy nhiên dựa vào các công cụ, yếu tố kỹ thuật đôi khi có thể được giảm bớt. Adobe Photoshop được coi là phần mềm thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh tiên tiến nhất hiện nay. Nó cho phép người dùng tạo nên những background 2D vô cùng đẹp mắt với khả năng sáng tạo vô tận. Giao diện của Adobe Photoshop được chia thành hai phần gồm không gian làm việc và bảng điều khiển. Phần mềm cũng cung cấp nhiều công cụ và bộ lọc hiệu ứng đẹp mắt giúp bạn tạo thiết kế hình ảnh độc đáo, thu hút hơn.
2. Clip Studio Paint
Clip Studio Paint được tối ưu hóa để vẽ và hội họa, là phần mềm lý tưởng cho các background artist. Bạn có thể tạo mọi nét vẽ chính xác như những gì bạn tưởng tượng với công cụ bút vẽ của phần mềm. Nó thậm chí còn bao gồm các mô hình 3D của các nhân vật, vật phẩm và hình nền mà bạn có thể sử dụng thêm như một tài liệu tham khảo.
3. PaintTool SAI
PaintTool SAI là phần mềm thiết kế đồ họa đơn giản, dễ dàng sử dụng. Nó cho phép bạn truy cập vào các công cụ vector đơn giản và hoạt động với các thiết bị màn hình cảm ứng cho phép bạn vẽ bằng bút kỹ thuật số. Các họa sĩ bối cảnh có thể sử dụng nhiều công cụ nghệ thuật được cung cấp trong chương trình để tạo hình minh họa, bao gồm phim hoạt hình và anime.
Trên đây Filmciti đã giúp bạn hiểu hơn về 2D là gì, cách tạo, vẽ background hoạt hình và ứng dụng của Background 2D. Như vậy, background 2D đóng góp như một thành phần chính của một bộ phim. Nhờ có background mà nội dung được truyền tải tới người xem dễ dàng và thu hút hơn rất nhiều.