Tìm kiếm

Như đã biết, sản xuất phim là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự tập trung của nhiều cá nhân và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Trong bài viết ngày hôm nay, Filmciti sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về hậu trường quay phim.

I. Hậu trường quay phim là gì?

Hậu trường quay phim là tất cả những gì diễn ra phía sau màn ảnh nhỏ, nơi mà khán giả không được thấy. Để cho ra mắt một bộ phim hoàn chỉnh, những công tác chuẩn bị phía sau hậu trường luôn là một phần không thể thiếu.

II. Vai trò 

Hậu trường luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình thực hiện sản xuất phim. Có thể thấy, mọi công tác chuẩn bị đều được diễn ra tại đây.

Sự chỉn chu, chuyên nghiệp của mỗi thước phim đều có những dấu ấn rõ rệt của khâu hậu trường. Ở thời điểm hiện tại, trong một số bộ phim, chương trình truyền hình, các Clip hậu trường còn có thể tạo ra sự Viral, thu hút được thêm khán giả theo dõi nội dung.

hau-truong

III. Các vị trí của hậu trường quay phim

1. Phụ trách trường quay

Tổ chức tìm kiếm và quản lý những địa điểm thực hiện các cảnh quay. Thực tế, phần lớn nội cảnh sẽ được thực hiện trong các xưởng quay.

Tuy nhiên với ngoại cảnh, tổ phụ trách trường quay phải đảm nhận trách nhiệm lựa chọn các địa điểm quay thích hợp và chuẩn bị để quá trình quay phim diễn ra một cách thuận lợi nhất.

2. Phụ trách nghệ thuật

Quản lý các phương diện nghệ thuật đặc thù của phim như hóa trang, kiểu tóc, trang phục,… Ngoài ra, tổ phụ trách nghệ thuật cũng phải kết hợp ăn ý với người phụ trách thiết kế, bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng bối cảnh cho những cảnh quay.

3. Thiết kế âm thanh

Phụ trách xây dựng các đoạn âm thanh, ngoài những phần được thu trực tiếp từ trường quay và kết hợp hai loại âm thanh này sao cho phù hợp với những cảnh quay đã thực hiện.

4. Biên đạo

Chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng các đoạn múa cho phim. Vị trí này đặc biệt quan trọng trong các bộ phim ca nhạc.
Trong một số thể loại phim, vị trí biên đạo lại được giao cho chỉ đạo võ thuật, những người đảm nhận nhiệm vụ xây dựng các trường đoạn chiến đấu cho bộ phim.

hau-truong

IV. Quy trình sản xuất phim

Một bộ phim thường được hình thành sau 5 công đoạn chính gồm: Phát triển ý tưởng kịch bản ➔ Tiền sản xuất ➔ Sản xuất ➔ Hậu kỳ ➔ Phát hành.

1. Phát triển ý tưởng kịch bản

Đây là công đoạn biến những ý tưởng ban đầu thành một nội dung kịch bản có thể thực hiện được. 

Thông thường, các nhà sản xuất phim sẽ tìm kiếm cốt truyện thích hợp từ những bộ tiểu thuyết, vở kịch, bộ phim khác hoặc đơn giản là từ những ý tưởng mới có tính khả thi cao. 

Những ý tưởng này sẽ được phát triển và xây dựng thành một bản tóm tắt (Synopsis) để chuẩn bị cho việc viết nội dung kịch bản gốc, chứa các chi tiết chính của bộ phim, định hình tuyến nhân vật, nhịp điệu, lời thoại và các chỉ dẫn quan trọng cho đạo diễn. 

Kịch bản này thường chứa những phác họa cơ bản để đạo diễn có thể hình dung ra được bối cảnh của các đoạn phim đắt giá.

Trong vài tháng tiếp theo, kịch bản phim sẽ được xây dựng một cách hoàn chỉnh, rõ ràng về mặt cấu trúc, tính cách hành động của tuyến nhân vật, toàn bộ phần lời thoại và phong cách chung của bộ phim. 

Các nhà sản xuất và đại diện hệ thống phân phối phim cũng sẽ kiểm soát quá trình này để có thể xác định rõ về thể loại phim, đối tượng khán giả mà phim muốn hướng tới cũng như đảm bảo sự thành công về doanh thu cho bộ phim. 

Vì lý do này nên quá trình viết kịch bản sẽ tốn khá nhiều thời gian và đôi khi phải viết đi viết lại nhiều lần để phù hợp phong cách của các nhà đạo diễn.

hau-truong

2. Tiền kỳ

Trong quá trình này, những yếu tố cần thiết để hiện thực hóa nội dung kịch bản phim sẽ được lên kế hoạch và xây dựng. 

Sau khi kịch bản chính thức hoàn thành, hãng phim sẽ đưa ra một khoản ngân quỹ nhất định cho nhà sản xuất để xây dựng đội ngũ làm phim và biến nội dung kịch bản thành một bộ phim. 

Ngân quỹ và đội ngũ làm phim sẽ tùy thuộc vào độ phức tạp của nội dung kịch bản và sự kỳ vọng về tính thương mại của hãng sản xuất.

Với các bom tấn đến từ Hollywood, khoản ngân sách này có thể rơi vào khoảng vài trăm triệu USD cùng đội ngũ làm phim lên tới hàng nghìn người. Trong khi đó, với các tác phẩm độc lập, đội ngũ nhân sự có thể có gọn lại chỉ khoảng 10 người.

Một số vị trí cần có trong đội ngũ làm phim ở giai đoạn tiền kỳ là:

  • Đạo diễn: Người sẽ chịu trách nhiệm về diễn xuất và những yếu tố sáng tạo khác của bộ phim.
  • Trợ lý đạo diễn: Trợ giúp đạo diễn trong việc quản lý lịch quay, tính hợp lý của quá trình thực hiện sản xuất phim và một số nhiệm vụ khác.
  • Phụ trách Casting: Tìm kiếm đội ngũ diễn viên phù hợp với tuyến nhân vật trong phim. Việc lựa chọn thường diễn ra dưới hình thức các buổi thử vai và đặc biệt chú trọng tới các vai chính ảnh hưởng tới nội dung của bộ phim. Đôi khi, các vai chính được lựa chọn dựa vào mức độ nổi tiếng của những ngôi sao điện ảnh. Đây cũng là một cách giúp bộ phim thu hút thêm số lượng khán giả.
  • Phụ trách sản xuất: Đảm nhận nhiệm vụ quản lý ngân quỹ của đoàn làm phim và theo dõi lịch trình sản xuất.
  • Phụ trách quay phim: Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện quay các cảnh phim. Thường sẽ có một người quay chính cùng một hoặc hai người phụ tá. Tổ phụ trách quay phim phải phối hợp ăn ý và chặt chẽ với bộ phận phụ trách âm thanh dưới những chỉ đạo chung được đưa ra bởi đạo diễn. Tất cả là để các cảnh phim diễn ra một cách đồng bộ về hình và tiếng theo đúng ý tưởng của nội dung kịch bản.
  • Nhà soạn nhạc: Biên soạn nhạc nền và các bài hát chủ đề cho bộ phim.

hau-truong

3. Sản xuất

Đây là quá trình thực hiện quay và tạo ra các phân cảnh phim ở phía sau hậu trường. Đội ngũ làm phim sẽ bổ sung thêm các vị trí mới như giám sát nội dung kịch bản, biên tập viên về hình ảnh và âm thanh. Trong sản xuất phim rất cần một công cụ, đó chính là máy quay phim.

Thông thường, một buổi quay sẽ được bắt đầu theo lịch trình do trợ lý đạo diễn sắp xếp. Bối cảnh phim sẽ được chuẩn bị theo nội dung kịch bản, hệ thống ánh sáng và bộ phận thu tiếng trực tiếp cũng phải sẵn sàng trước thời điểm bấm máy. 

Trong khi đó, các diễn viên sẽ được tiến hành hóa trang, trang điểm và kiểm tra lại phần lời thoại của mỗi người. Trước khi quay, họ sẽ nhẩm lại thêm một lần nữa với đạo diễn và được sẽ phác thảo qua cách diễn trong phân cảnh quay đó.

Cảnh quay sẽ bắt đầu khi đạo diễn hô “diễn” và bảng Clapper Board được dập xuống báo hiệu.  Trên bảng Clapper Board có ghi số hiệu của cảnh phim, số lần thực hiện cảnh quay đó, ngày tháng, tên phim và tên đạo diễn. 

Bảng này có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định sự đồng bộ về hình ảnh và âm thanh, đặc biệt là các tệp âm thanh được tạo thêm bên ngoài. Cảnh quay sẽ kết thúc khi đạo diễn hô “cắt”. 

Đạo diễn sẽ là người quyết định cho việc cảnh đó có phải tiến hành quay lại hay không, thường thì một cảnh quay phải thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần để đạo diễn có thể lựa chọn được phân cảnh tốt nhất.

Nếu quay bằng phim ảnh thông thường, thì những đoạn phim âm bản sẽ được gửi đến phòng in tráng. Sau đó, các đoạn phim dương bản được chuyển lại cho đạo diễn để kiểm tra về chất lượng quay. 

Trong khoảng thời gian gần đây, với các bộ phim áp dụng kỹ thuật số thì đạo diễn có thể xem ngay trực tiếp trên máy tính mà không phải mất thời gian tráng rửa phim.

hau-truong

4. Hậu kỳ

Sau khi công đoạn quay được hoàn tất, các phân cảnh sẽ được dựng và sắp xếp thành một bộ phim hoàn chỉnh bởi những người chịu trách nhiệm dựng phim. 

Đầu tiên kỹ thuật viên sẽ lựa chọn ra các cảnh quay tốt nhất, sau đó thực hiện cắt và chỉnh sửa sao cho chúng có thể tiếp nối nhau một cách trơn tru nhằm tạo thành bộ phim. 

Việc chỉnh sửa được thực hiện hết sức tỉ mỉ, đôi khi tới từng khuôn hình hoặc từng giây vì nó quyết định đến chất lượng của bộ phim. 

Bộ phim sẽ được chiếu thử cho nhà sản xuất và đạo diễn xem, nó được coi là hoàn chỉnh chỉ khi những người này cảm thấy thực sự hài lòng.

Các biên tập viên âm thanh là những người phụ trách nhiệm vụ ở giai đoạn tiếp theo của quá trình hậu kỳ. 

Âm thanh sẽ bao gồm âm thanh thu ngoài trường quay, những hiệu ứng âm thanh, âm thanh nền, nhạc phim, lời thoại sẽ được lồng sao cho trùng khớp với phần hình ảnh.

hau-truong

5. Phát hành

Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình thực hiện làm phim. Những bộ phim sẽ được phát hành dưới định dạng các cuộn phim dành cho rạp chiếu, sau đó sẽ là đĩa VCD, DVD hoặc trước đây là băng từ VHS. 

Để quảng bá, các đoạn phim quảng cáo (Trailer, Teaser,…) sẽ được tung ra trước khi phim hoàn thành nhiều tháng. Thông thường, chúng được chiếu vào đầu các bộ phim ở rạp hoặc được đưa lên Internet bằng mạng lưới truyền thông chính thức. 

hau-truong

V. Dịch vụ quay phim tại Filmciti

Filmciti là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ quay phim và chụp ảnh chuyên nghiệp tại Việt Nam. Trải qua hơn 4 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã khẳng định mình là một trong những tên tuổi hàng đầu trên thị trường về lĩnh vực làm phim.

Chúng tôi luôn cố gắng mang lại cho quý khách hàng một giải pháp toàn diện và đa dạng về dịch vụ quay phim chụp ảnh như: Quay phim, TVC quảng cáo, MV ca nhạc,…

Hiện tại, Filmciti đã và đang là sự lựa chọn số một của nhiều doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. 

Với đội ngũ Ekip chuyên nghiệp, giàu nhiệt huyết, sáng tạo, chúng tôi sẽ tư vấn và thực hiện các chiến dịch quảng cáo, quảng bá hình ảnh với quy mô ngân sách tối ưu nhất.

hau-truong

VI. Kết luận

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm và làm rõ vai trò của hậu trường quay phim. Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn đọc có thêm được kiến thức về lĩnh vực điện ảnh.

  • Form liên hệ
  • Gọi ngay
  • Chat với chúng tôi qua Zalo
  • Facebook messenger