Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội, việc chia sẻ hình ảnh, video clip ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Lợi dụng điều kiện này, các Marketer đã lựa chọn hình thức sản xuất video, phim quảng cáo để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tới công chúng. Trong đó hai hình thức phổ biến nhất là làm TVC và phim doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mỗi loại sẽ có yêu cầu, mục đích và kết quả riêng. Vì thế, ta cần nắm rõ điểm khác nhau để biết lúc nào nên sử dụng hình thức nào là tốt nhất.
Hai loại hình TVC và phim doanh nghiệp khác nhau như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Filmciti phân biệt nhé!
I. Phim quảng cáo TVC
TVC ( Television commercial) là một dạng phim quảng cáo dưới dạng video ngắn. Vì có thời lượng ngắn nên nội dung truyền đạt cần cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ và độc đáo. Bên cạnh đó, thông điệp cũng cần phải đầy đủ và chính xác khi truyền tải tới khách hàng. Để xây dựng được một TVC cần có một kịch bản độc đáo, âm thanh sinh động, diễn viên được sử dụng trong đó phải có khả năng diễn xuất tốt.
Phim quảng cáo TVC được sử dụng rộng rãi để truyền thông trên các kênh truyền hình đại chúng, trang mạng xã hội, tại màn hình của các trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga,… Nhờ sự thuận tiện này, khả năng phổ biến của TVC là rất cao khi tiếp cận được một tệp khách lớn và đa dạng, kèm theo đó là sự lan truyền mạnh mẽ nếu có một kịch bản hay và độc đáo được đầu tư bài bản rõ ràng.
Tuy nhiên, để có thể làm ra được một phim bộ phim quảng cáo TVC chất lượng và đạt hiệu quả thì chi phí đầu tư cũng không hề nhỏ. Máy móc hiện đại để thu được hình ảnh, âm thanh chất lượng, kịch bản phải có đầu tư và độc đáo,… Tất cả những điều này đòi hỏi phía công ty phải có nguồn lực dồi dào và tiềm năng tài chính lớn.
II. Phim doanh nghiệp
Nếu như phim quảng cáo TVC tập trung chủ yếu vào việc thu hút khách hàng tiềm năng tìm đến và quảng bá rộng rãi sản phẩm, thì phim doanh nghiệp chú trọng vào giới thiệu hình ảnh của công ty đến với đại chúng.
Phim doanh nghiệp thường có thời lượng dài hơn TVC, có thể tầm 5 – 10 phút. Nhờ đó, phim có nhiều không gian để sử dụng hình ảnh, video trực quan và lời bình để người xem có thể hiểu tường tận những thông tin muốn gửi gắm đến.
Nội dung thường gặp khi làm phim doanh nghiệp thường xoay quanh những chủ đề chính như:
– Giới thiệu sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
– Tầm vóc và sứ mệnh của công ty.
– Môi trường làm việc, nhân sự, văn hóa công ty.
– Cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, nguồn tài nguyên, dây chuyền sản xuất.
– Các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
– Tầm nhìn và con đường phát triển trong những năm tới.
– Ý kiến, nhận xét của khách hàng, đối tác.
Tuy nội dung cần truyền tải nhiều hơn kèm thời lượng dài hơn so với phim quảng cáo TVC, nhưng phim doanh nghiệp lại có chi phí đầu tư thấp hơn hẳn. Bởi vì không cần sử dụng kịch bản quá độc đáo hay diễn viên có thực lực, phim doanh nghiệp phản ánh đúng thực chất hình ảnh của công ty trong những điều kiện, môi trường làm việc hàng ngày. Từ đó, gây dựng được niềm tin của khách hàng và các nhà đầu tư, đối tác.
Phim doanh nghiệp thường được sử dụng để lưu hành nội bộ, trong các sự kiện, hội thảo, hội nghị được tổ chức trong công ty, để giúp nhân viên có cái nhìn tổng quan về nơi mình làm, gây dựng tinh thần và thúc đẩy năng suất làm việc. Ngoài ra, đây còn là cách thức phục vụ cho công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên, gây dựng nên bước nền móng về hiểu biết của công ty cho những người mới để họ có thể sớm hòa nhập và phát triển năng lực bản thân.
Không chỉ có vậy, phim doanh nghiệp còn được chuẩn bị như một món quà tặng dành cho khách hàng và các đối tác, phục vụ hỗ trợ trong các buổi thuyết trình, buổi triển lãm, hội thảo chuyên ngành và đa ngành để mở rộng phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp cũng như gây dựng được tên tuổi của công ty trong người xem.
Từ những thuận lợi và điều kiện trên, có thể thấy rõ ràng rằng phim doanh nghiệp phù hợp với đại đa số các công ty trên thị trường, dù lớn hay nhỏ, có nguồn vốn dồi dào hay không vẫn có khả năng thực hiện phim doanh nghiệp cho bản thân.
Kết luận
Tuy có nhiều hiệu quả trong việc marketing nhưng đối với từng dòng phim quảng cáo sẽ có hạn chế nhất định. Vì thế bạn nên nắm rõ ưu nhược điểm của từng loại để có thể lựa chọn hình thức phù hợp cũng như tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình nhé.